Xây dựng hầm biogas mang lại nhiều hiệu quả cho người nông dân trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có khá nhiều trường hợp người dân bị ngộ độc khí metan từ hầm biogas, và cũng khá nhiều trường hợp tử vong. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách phòng tránh ngộ độc khí metan như thế nào?
Nguyên nhân dẫn tới ngộ độc khí hầm biogas
Năm 2016 vừa qua, vụ ngạt khí gas từ hầm biogas khiến 3 người thiệt mạng và 6 người phải đi cấp cứu khiến nhiều người hoang mang. Cụ thể là vào ngày 23/4, tại huyện Cái Nước, Cà Mau, khi phát hiện đường dẫn khí bị rò rỉ, ông Tặng (nạn nhân của vụ ngạt khí) ra vườn để sửa chữa và bị ngạt khí độc. Thấy chồng đi quá lâu bà Giếng chạy ra cứu cũng bị ngạt khí, chị Hạnh hàng xóm, nghe thấy hô hoán cũng chạy qua để giúp đỡ nhưng cùng bị ngạt khí. Tiếp đó 6 người khác qua cũng hít phải nhiều khí metan nên ngất xỉu.
Nguyên nhân dẫn tới vụ việc đáng tiếc trên là do ông Tăng khi xây dựng hầm biogas đã không thiết kế van xả khí khi đầy nên xảy ra rò rỉ. Đây chính là do người dân quá chủ quan trong việc lắp đặt cũng như thiếu hiểu biết về quy trình xả thải của hầm khí biogas. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp ngộ độc khí metan có thể xảy ra do nguyên vật liệu khi sử dụng không đạt chuẩn, hay không nắm vững những thông tin phòng tránh, cứu chữa khi có người bị ngạt khí metan cần cấp cứu.
Cách xử lý khi có người bị ngộ độc khí hầm biogas
Hiện nay, các hộ chăn nuôi lớn nhỏ đều chọn xây dựng hầm ủ biogas để xử lý chất thải nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như tạo ra nguồn chất đốt cho hoạt động sản xuất khác. Tuy nhiên, nắm bắt những thông tin về phòng tránh, xử lý khi có người bị ngạt khí metan thì không phải ai cũng nắm rõ được.
Đầu tiên để phòng tránh rò rỉ khí gas có thể xảy ra thì cần phải có cách lắp đặt, xây dựng hầm ủ một cách thích hợp, trnhs những nơi gần nguồn nhiệt cũng như dễ cháy nổ. Đồng thời cũng không nên tự ý vệ sinh mà cần báo cho kỹ thuật viên thuộc các đơn vị lắp đặt hầm để đảm bảo độ an toàn tốt nhất.
Trong quá trình xử lý cần mở nắp hầm một thời gian dài tùy vào từng quy mô để khí metan bay hết, sau đó sử dụng các biện pháp khác nhau để đẩy lớp váng ra và chờ 2 -3 tiếng mới mở nắp hầm. Không được tự ý xuống hầm ủ trong bất kỳ trường hợp nào.
Xử lý khi có người bị ngạt khí thì đầu tiên là cần nhanh chóng đưa họ ra khỏi cùng bị ngạt trong thời gian sớm nhất, sau đó thực hiện các biện pháp để họ có thẻ hít thở một cách tốt nhất, đồng thời cũng nhanh chóng đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.