Chăn nuôi hiện đang là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta, và cũng là nguồn thu nhập, hình thức giải quyết việc làm của bà con nông dân. Chăn nuôi luôn tạo ra một lượng chất thải lớn tới môi trường, và biện pháp giải quyết chính là xây dựng hầm biogas composite.
Xây dựng hầm biogas chính là cách làm đơn giản nhất để xử lý chất thải trong chăn nuôi và góp phần bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Tuy nhiên, xây dựng hầm biogas nhựa composite cũng cần có những điểm cần chú ý nhất định, nếu muốn sử dụng hệ thống này một cách tốt nhất.
Ưu điểm nổi bật của hầm biogas composite
Trong số những hình thức xây dựng hầm biogas thì hầm nhựa composite có nhiều ưu điểm nổi trội và được ứng dụng một cách phổ biến hiện nay.
- Chất liệu nhựa tốt, độ bền cao, hình cầu nên kín khí.
- Thích hợp lắp đặt tại nhiều địa hình khác nhau như đất yếu, dễ sụt lún,..
- Hiệu suất sinh khí cao, đặc biệt có thể tự phá váng.
- Lắp đặt, bảo dưỡng dễ dàng với chi phí thấp.
- Có thể tự điều áp khí gas, tự động xả khí khi quá nhiều.
- Di chuyển dễ và an toàn.
Nhờ những ưu điểm đó mà hiệu quả sử dụng hầm biogas composite là rất tốt, với lượng khí tạo ra lớn phục vụ cho cuộc sống thường ngày tốt hơn.
>>> Xem thêm giá hầm biogas hiện nay
3 lưu ý khi sử dụng hầm biogas composite
Để đảm bảo hầm composite được sử dụng có hiệu quả nhất thì cần chú ý tới 3 điểm sau đây.
- Lựa chọn kích thước hầm thích hợp
Hiện nay, hầm composite có khá nhiều loại với các kích thước khác nhau để đáp ứng cho từng quy mô của hộ chăn nuôi, vì thế, cần xác định được lượng vật nuôi để chọn kích cỡ hầm thích hợp. Với hầm có thể tích 4 m3 thì sẽ áp dụng được cho từ 4 – 15 con lợn, 7 m3 là 15 – 30 con, 9 m3 thì từ 30 – 60 con.
- Lưu ý khi vận hành
Quá trình vận hành cần được đảm bảo để tránh hầm bị tắc, nên các chất thải không nên chứa rơm, rạ, cành cây,… Và tránh đổ các loại chất diệt khuẩn như xà phòng, thuốc tẩy, thuốc trừ sâu vào hầm để vi sinh vật có lợi phát triển một cách tốt nhất.
Khi phần được cho vào hầm thì cần phải có tỉ lệ nhất định là 1 phân : 1 nước hoặc 1 phân : 1,5 nước. Cần vệ sinh hầm để đảm bảo hiệu quả tạo khí tốt hơn và tránh bị tắc nghẽn.
- Xử lý chất thải từ hầm biogas
Những chất thải sau khi thu được lượng khí cần thiết cần được xử lý tốt, không nên xả một cách trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Thay vào đó nên xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng hoặc dẫn ra hồ sinh học để được phân hủy một cách tối đa. Và có thể kết hợp với tro bếp, vỏ trấu,… để ủ và làm phân bón cho cây trồng.