Trong những năm qua, nhiều hoạt động chăn nuôi được triển khai trên địa bàn cả nước đã mang lại nguồn kinh tế cao đóng góp và sự phát triển của cả nước, cải thiện đời sống cho người dân, nhất là những vùng nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những cái đạt được thì việc chăn nuôi đã và đang mang lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, báo động về sự ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải chăn nuôi.
Nguyên nhân là do các cơ sở chăn nuôi, các hộ gia đình đã sử dụng phân chuồng và nước thải không qua xử lý ổn định. Vậy làm thế nào để việc chăn nuôi vừa tiếp tục phát triển, vừa đảm bảo môi trường? đó là một bài toán cho ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay
-
Ảnh hưởng chăn nuôi đến môi trường
Chăn nuôi được nhận định là một trong những ngành tạo ra nhiều “vật chất” cho người dân và cũng là ngành sản xuất ra một lượng lớn chất thải ra môi trường. Các chất thải chăn nuôi chủ yếu được phát sinh từ:
- Chất thải từ bản thân gia súc, gia cầm như: phân, nước tiểu, vảy da… các chất thải này chứa một lượng lớn các chất gây ô nhiễm
- Nguồn nước từ quá trình tắm cho gia súc, vệ sinh chuồng trại hay các hệ thống dịch vụ chăn nuôi
- Thức ăn của gia súc có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, lượng thức ăn thừa cũng là những nguyên nhân gây nên ô nhiễm
- Các chất thải khác trong chăn nuôi như hệ thống mương dẫn, hồ chứa…
Chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm và sức khỏe của người chăn nuôi. Vì vậy cần có biện pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả nhất.
-
Tình hình áp dụng xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas
Những năm gần đây, với nhận thức công nghệ sinh học mang lại nhiều lợi ích, nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến ngành chăn nuôi.
Bằng việc đưa ra những biện pháp, chính sách thúc đẩy việc sử dụng nguồn năng lượng khí sinh học nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời khai thác toàn diện các lợi ích của nó. Những phương pháp đó đã mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội.
Xử lý chất thải bằng công nghệ biogas được xem là phương pháp mang lại hiệu quả cao, với nhiều loại hình biogas được sử dụng ở nhiều địa phương khác nhau cho thấy tác dụng tích cực của phương pháp này.
-
Hiệu quả mang lại
Theo ông Trần Văn Phong (Sóc Trăng) cho biết: “Nhà tôi chủ yếu là chăn nuôi heo, trước đây khi chưa áp dụng mô hình biogas, chất thải từ chuồng trại cứ ngày càng nhiều lên, bốc mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến gia đình và hàng xóm. Thỉnh thoảng tôi lại phải thuê người dọn, vừa tốn công vừa tốn tiền nhưng vẫn xử lý không triệt để
Từ khi áp dụng mô hình biogas thì những vấn đề đó không còn nữa. Hầm biogas không những đã phát huy rất tốt việc xử lý phân và nước thải từ đàn gia súc, mà còn giúp cho gia đình tiết kiệm được chi phí sinh hoạt nhờ khí đốt từ biogas”. Bên cạnh đó, các hộ dân ở đây cũng cho những phản hồi tích cực khi áp dụng phương pháp này vào chăn nuôi
Công nghệ biogas trong chăn nuôi được thực hiện rất đơn giản, tùy vào điều kiện và nhu cầu mà hộ chăn nuôi có thể lựa chọn cho mình mô hình phù hợp nhất.