Mô hình chăn nuôi heo có quy mô lớn đang ngày càng được bà con nông dân đầu tư nhân rộng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường về mặt hàng này. Việc chăn nuôi càng được mở rộng, các vấn đề về môi trường càng nhận được sự quan tâm và trở thành mối lo của rất nhiều người về việc xử lý nước thải chăn nuôi heo của những đơn vị chăn nuôi này. Chất thải trong chăn nuôi heo có mùi hôi khó chịu và rất nhiều các loại vi khuẩn, ấu trùng, sán có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc cũng như tình trạng sức khỏe của con người.
Việc xử lý nước thải chăn nuôi heo là vấn đề cần thiết đối với bất kỳ các doanh nghiệp hay cá nhân, gia đình nuôi heo nào hiện nay để tránh gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải từ việc chăn nuôi heo gây nên. Xây dựng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi heo là phương pháp được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao trên thị trường hiện nay.
Tác động của nước thải chăn nuôi heo đến môi trường
Việc xử lý nước thải chăn nuôi heo khi không được thực hiện một cách nghiêm ngặt sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người. Nước thải chăn nuôi heo có thể gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước uống, sông, hồ và cả không khí khi thải ra ngoài môi trường mà chưa trải qua các công đoạn xử lý nước thải chuyên nghiệp. Việc trược tiếp xả nước thải chăn nuôi ra ngoài môi trường cũng là nguyên nhân gây ra các loại bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Đồng thời, nước thải chăn nuôi heo cũng làm lây lan một số loại dịch bệnh, virus, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas
Việc xây dựng hầm biogas để xử lý nước thải chăn nuôi heo là phương pháp được sử dụng rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình chăn nuôi heo. Sau khi được xử lý qua hệ thống hầm biogas, nước thải chăn nuôi hen có thể được loại bỏ phàn lớn mầm bệnh. Đồng thời, xây dựng hầm biogas xử lý chất thải cũng sẽ tạo ra một lượng khí gas phục vụ ngược lại cho các hoạt động chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày của cơ sở chăn nuôi.
Sau khi hầm biogas đầy, nước thải sẽ chảy sang các bể điều hòa của hệ thống, ở đây, nước thải được khuấy trộn để làm cho nồng độ và lưu lượng đồng đều. Sau khi được phân bố đồng đều ở đáy bể, nước thải sẽ chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học, các chất bẩn hữu cơ sẽ bị cản lại. Bọt khí metan và cacbonic nổi lên trên, được thu lại và dẫn ra khỏi bể làm khí gas.
Sau khi thu được khí gas, chất thải tiếp tục đi qua các hệ thống khác của hầm biogas và cuối cùng sẽ được thải ra ngoài. Chất thải sau khi được xử lý bởi hệ thống hầm biogas sẽ đáp ứng được các yêu cầu và chỉ số an toàn, không gây ảnh hưởng đến môi trường và tình trạng sức khỏe của người dân.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo với hầm biogas
Khi áp quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp xây dựng hầm biogas. Các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi có thể tiết kiệm được chi phí. Cách vận hành và sử dụng đơn giản, dễ dàng, phù hợp với số đông các hộ chăn nuôi. Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả xửa lý BOD, COD. N, P cao và đảm bảo chất lượng nước thải cho đầu ra. Đây cũng là công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta, đồng thời cũngcó thể tsử dụng bùn hoạt tính để làm phân bón cho cây trồng.