Phần lớn các hộ chăn nuôi hiện nay thường có quy mô nhỏ, lẻ với số lượng gia súc, gia cầm không vượt quá 10 đầu, và thường là chăm sóc từ lúc nhỏ tới lớn. Chính vì thế, khi chọn xây dựng hầm biogas nhựa composite bà con thường gặp phải khá nhiều khó khăn trong việc lựa xác định kích thước. Và để nhằm giúp giải quyết vấn đề đó, chúng tôi sẽ tư vấn cho bà con các chọn hầm khí sinh học chất liệu nhựa composite cho hiệu quả.
Hầm ủ biogas được xây dựng là để nhằm đáp ứng nhu cầu thu khi sinh học, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống thường ngày, đồng thời cũng là một trong những giải pháp giúp bà con góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế chất thải chăn nuôi thải trực tiếp vào môi trường.
Ngoài ra xây dựng hầm còn là một trong những cách để tiết kiệm một khoản chi phí nhất định, vậy để nhận được hiệu quả đó, thì bà con cần hiểu và có kiến thức, cách tính toán làm sao chọn được loại hầm thích hợp.
Cách tính để lựa chọn kích thước hầm biogas thích hợp
Vật nuôi khác nhau thì sẽ tạo ra loại chất thải với khả năng tạo khí không giống nhau, như 1 kg phân heo có thể sinh ra 35 – 45 lít khí, còn 1kg phân trâu, bò thì tạo được lượng khí ít hơn trong khoảng 15 – 35 lít khí. Và yếu tố này cũng chịu ảnh hưởng bởi loại vật nuôi ví dụ như heo nái hay heo nuôi lấy thịt.
Khi tính toán bà con có thể dựa vào cách quy đổi sau đây: 01 lợn nái bằng 1,5 đầu lợn thịt; 01 con trâu, bò, ngựa bằng 3 đầu lợn thịt quy đổi; 05 con gia cầm bằng một đầu lợn quy đổi. Dưới đây là công thức tính kích thước hầm biogas cho hình thức chăn nuôi hộ gia đình:
- Với vật nuôi là heo: Phân tươi/ngày x số lượng heo x 3 x thời gian lưu trữ (60 ngày).
- Với vật nuôi là trâu, bò: Phân tươi/ngày x số lượng trâu/bò x 2 x thời gian lưu trữ (60 ngày).
Để giúp bà con dễ hiểu hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể đó là một hộ chăn nuôi với 6 con heo nái, mỗi con thải ra 2kg phân tươi môi ngày thì sẽ được tính là: 2 x 6 x 3 x 60 = 2160 kg. Với con số đó thì hầm biogas nên có kích thước trong khoảng 2 – 2.4m3.
Một số yếu tố cần chú ý khi chọn hầm nhựa composite
Dựa vào cách tính nói trên bà con có thể dễ dàng xác định kích thước bể cho vật nuôi của mình, như vậy sẽ thu được lượng khí đảm bảo nhất. Bên cạnh đó, khi chọn hầm nhựa composite ngoài kích thước cũng cần chú ý tới một số yếu tố khác như:
- Chất lượng của hầm: hầm tốt sẽ có độ dày nhất định.
- Giá cả: có khá nhiều đơn vị cung cấp hầm composite chất lượng kém nhưng giá thành lại cao, hay giá quá rẻ thì bà con cũng nên chú ý, tham khảo trước mức giá rồi hãy quyết định.
Hy vọng qua những thông tin đó, bà con có thể chọn lựa và xây hầm ủ khí sinh học nhựa composite thích hợp cho mình.