Các biện pháp xử lý nước thải
Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo là một lĩnh vực đóng vai trò cực kỳ trong ngành nông nghiệp hiện nay, là nguôn thu nhập chính của bà con tại các vùng nông thôn. Trong những năm gần đây, nhận thấy nguồn thịt lợn có sức hút đặc biệt với các thị trường bên ngoài, các hộ nông dân tiến hành đầu tư, đẩy mạnh chăn nuôi về cả số lượng lẫn chất lượng. Thế nhưng, cũng từ đây việc xử lý nước thải trở thành vấn đề khá nan giải.
Thực trạng môi trường trong chăn nuôi hiện nay.
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi là một trong những khó khăn mà chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp giải quyết triệt để. Dù đã thực hiện các chiến dịch khuyến khích, tuyên truyền bà con về việc xử lý nước thải chăn nuôi heo, đồng thời cũng hỗ trợ theo quy định của nhà nước, thế nhưng đến thời điểm này, số lượng nước thải ngày càng tăng, trong khi đó các phương pháp xử lý vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
Số lượng gia súc ở nước ta mỗi này đều gia tăng, thế nhưng chỉ có khoảng 20% là các trang trại chăn nuôi tập trung, hơn 80% còn lại chủ yếu là ở các hộ gia đình có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. Chính những bất cập đó đã góp phần tạo ra những hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
- Việc xử lý nước thải chăn nuôi không triệt để, dẫn đến việc môi trường hôi thối, ô nhiễm, dịch bệnh bùng nổ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi mà chính con người cũng phải chịu những hệ quả nghiêm trọng
- Ngoài ô nhiễm không khí, lượng nước thải xả ra kênh mương, ao hồ, sông suối lâu ngày gây căn trở sự phát triển của những động vật thủy sinh, rác thải tồn đọng tác động xấu đến các hoạt động nông nghiệp.
- Việc xử lý nước thải không hợp lý, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh, năng suất không cao
- Là nguyên nhân chính gây ra các dịch bệnh ở vật nuôi như ỉa chảy, tai xanh, lở mồm long móng.
Một số hình thức xử lý nước thải hiệu quả
Nước thải chăn nuôi nếu không xử lý kịp thời, đúng cách không chỉ gây hại đến sự sinh trưởng của vật nuôi mà còn gây ra các vấn đề môi trường như ô nhiễm, gây hiệu ứng nhà kính. Vì thế, làm sao để xử lý nước thải triệt để, đem lại không gian sống sạch sẽ, thoáng mát cho vật nuôi là trách nhiệm đặt lên hàng đầu cho ngành chăn nuôi hiện nay.
Dù đã đưa ra một số các biện pháp xử lý nước thải, song đến nay vẫn còn mắc phải một số các nhược điểm nhất định, lượng nước thải thải ra môi trường vẫn ngày một gia tăng không kiểm soát. Một phần do các hộ gia đình vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải, một phần do các cơ quan quản lý vẫn chưa có biện pháp xử lý cụ thể, các công nghệ xử lý nước thải vẫn chưa được áp dụng hiệu quả.
Dưới đây là một số các biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi bà con có thể tham khảo để ứng dụng trong hoạt động chăn nuôi gia súc tại hộ gia đình, trang trại.
- Ứng dụng công nghệ sinh học khí biogas: Đến nay, đây chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho các hoạt động chăn nuôi heo bò tại địa phương. Không chỉ giúp xử lý lượng nước thải, ngăn chặn việc thải ra môi trường gây ô nhiễm mà còn tận dụng triệt để để tạo ra nguồn nguyên liệu khí đốt sạch, an toàn. Tuy nhiên, đến nay việc áp dụng mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế như số lượng hộ gia đình làm hầm khí
- Ứng dụng đệm lót sinh học: Gần đây, bên cạnh việc xây dựng hầm biogas composite thì các địa phương cũng chủ động nguồn kinh phí của địa phương để ứng dụng cho hoạt động chăn nuôi gia súc, giúp giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả, nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
- Quy hoạch chăn nuôi: Ngoài những biện pháp cụ thể nói trên thì cả nước cũng đang đẩy mạnh áp dụng mô hình xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương án quy hoạch chăn nuôi. Theo đó, các hộ gia đình cần xác định vị trí, cách xây dựng chuồng trại tối ưu nhất, sắp xếp, bố trí chuồng trại hợp lý, đảm bảo cho việc vệ sinh chuồng trại thuận lợi.
Ngoài ra, một số biện pháp cũng được đánh giá là khá thiết thực, tạo điều kiện cho việc tận dụng nguồn nguyên liệu từ phân bón động vật để ứng dụng rộng rãi cho việc bón phân, tưới tiêu cây trồng như công nghệ ủ phân sinh học trong chăn nuôi, xử lý nước thải bằng cây thủy sinh. Bà con có thể cân nhắc để lựa chọn các phương pháp nào hợp lý nhất, tiết kiệm chi phí nhất mà lại có thể cung cấp nguồn nhiên liệu như phân bón, khí sinh học. Xây hầm khí biogas là một giải pháp mà đa phần các hộ gia đình ở nông thôn áp dụng rộng rãi hiện nay.