Với sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm ngày càng được thay đổi, cải tiến cả về mẫu mã lẫn chất liệu để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế. Môt trong những sự cải tiến đó chính là sự xuất hiện của các loại hầm biogas ở Việt Nam, đã và đang được áp dụng vào thực tế.
Bằng kinh nghiệm của mình, Biogas Việt xin nêu ra những đặc điểm chính của 3 loại hầm biogas đang được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
Hầm biogas HDPE
Hầm biogas HDPE hay còn được gọi là hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE hay màng chống thấm HDPE là một thiết bị được sản xuất từ các hạt nhựa phân tử PE bằng cách thổi hoặc cán.
Ưu điểm của loại hầm này là có mức chi phí khá thấp so với các công nghệ khác, mức giá bình quân chỉ khoảng 100 – 200 ngàn/m3. Ngoài ra, đây cũng là loại hầm có khả năng xử lý chất thải tốt, chịu đựng môi trường hóa chất và tính đàn hồi tốt, kín khí. Hầm biogas HDPE còn giúp cho người dùng lắp đặt nhanh và dễ vận hành trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, loại hầm biogas này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như tuổi thọ thấp, dễ hư hỏng do va chạm hoặc tác động từ bên ngoài như gia súc, gia cầm, chuột bọ, nước mưa, rác thải… Khi lắp đặt loại hầm này cần phải có mặt bằng rộng lớn, gây mất mỹ quan và chỉ phù hợp với những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
Hầm biogas bằng gạch
Hầm biogas bằng gạch là một loại hầm biogas truyền thống, bà con có thể tự xây dựng được từ các vật liệu đơn giản như gạch, đá dăm, xi măng, cát sỏi và có thể áp dụng chung cho các quy mô lớn và nhỏ như nhau.
Bên cạnh ưu điểm, hầm biogas gạch cũng tồn tại nhiều nhược điểm như dễ bị ăn mòn, sụt lún, rạn nứt, khí dễ bị rò rỉ ra ngoài, không thể tự phá váng, không có khả năng tự điều tiết áp lực khí gas và phải lắp van bảo vệ phải thường xuyên nạp nhiên liệu, vệ sinh và khó bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Hầm biogas bằng gạch còn tốn nhiều thời gian, chi phí trong việc thi công, lắp đặt, chất lượng của hầm phụ thuộc nhiều vào tay nghề thợ lắp đặt và có có nhiều rủi ro.
Hầm biogas bằng nhựa composite
Đây là một trong những loại hầm biogas được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ có nhiều ưu điểm nổi bật như có độ bền cao, chịu áp lực tốt và có thể lắp đặt với nhiều địa hình, như địa hình sụt, lún, mặt đất yếu hay ngập nước, hiệu suất sinh khí cao, kín khí, có khả năng tự điều áp và phá váng.
Ngoài ra, hầm còn có bề mặt trơn nhẵn, lắp đặt, thi công dễ dàng, có thể kiểm tra độ kín ngay sau khi lắp đặt, chất thải được phân hủy hiệu quả và có thể tự động đẩy ra ngoài. Đặc biệt, hầm còn dễ dàng di chuyển và bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
Còn về nhược điểm của hầm biogas composite đó chính là dễ bị làm giả bởi chất liệu nhựa kém chất lượng hoặc làm cho thành bể mỏng gây nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy, khi bà con lựa chọn loại hầm này cần lựa chọn từ các công ty xây lắp hầm biogas uy tín và có chế độ bảo hành tốt. Ngoài ra, cần chú ý không được sử dụng chất sát trùng, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, xà phòng, vôi… xuống hầm vì sẽ làm chất các sinh vật có lợi trong việc phân hủy phân và chất thải khiến hạn chế khí gas và phân hủy chất thải kém.