Điều kiện để tạo thành khí sinh học chính là cần tới những chất thải hữu cơ của vật nuôi, mà nguồn nguyên lại này rất phổ biến tại một đất nước, mà ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng như Việt Nam hiện nay. Chính vì thế xây dựng hầm khí bioga đường kính 2.25 m mẫu thông thường để tạo nên lượng khí sinh học cần thiết, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các hộ chăn nuôi.
Nhiên liệu biogas là thế mạnh ở Việt Nam
Như đã nói, khí biogas được tạo thành từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong quá trình thiếu khí từ nhiều nguồn khác nhau như cây cối, rơm rạ, xác sinh vật, và nhất là chất thải từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với hơn 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn, với hoạt động chăn nuôi là chính thì lượng khí sinh học tạo thành là rất lớn.
Ưu điểm của nguồn khí sinh học chính là tạo thành nguồn năng lượng thay thế cho các nguồn năng lượng khác là than củi, điện, khí hóa lỏng và dầu. Bên cạnh đó xây hầm để tạo khí còn giúp hạn chế mùi hôi và cải thiện đất nông nghiệp tốt hơn. Hầm biogas 2.25 m thích hợp sử dụng cho quy mô chăn nuôi với số vật nuôi từ 10 cho đến 40, để tạo được lượng khí một cách tốt nhất. Loại hầm với kích thước này phù hợp với quy mô chăn nuôi của bà con hiện nay.
Yếu tố ảnh hưởng tới khí biogas của hầm 2.25m
Sử dụng hầm ủ composite sẽ tạo nên lượng khí sinh học phục vụ cho các hoạt động thường nhật của người dân, cũng như phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào hầm cũng hoạt động tốt với lượng khí được tạo ra đồng đều, mà cũng có lúc khí ít, lên chậm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện tượng đó nhưng, có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sinh khí sinh học là:
- Môi trường kỵ khí.
- Nhiệt độ: nhiệt độ tối ưu là 30-35 độ C.
- Độ pH: thích hợp nhất là môi trường hơi kiềm 6,8-7.
- Hàm lượng chất khô: với phân động vật thì để có hàm lượng chất khô thích hợp nhất cần pha loãng 1 phân và 1-3 nước.
- Thời gian lưu: nguyên liệu cần nằm trong bể từ 30-50 ngày.
- Các độc tố: tuyệt đối không cho vào bể các chất như thuốc kháng sinh, diệt cỏ, trừ sâu, xà phòng….
Nếu như các yếu tố trên không được đảm bảo như nhiệt độ quá thấp, lượng nước trong hầm quá nhiều, hay vô tình cho các loại thuốc diệt cỏ, trừ sâu vào hầm thì đều là những tác nhân khiến cho lượng khí tạo nên ít hơn thường ngày. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả sinh khí tốt nhất thì bà con nên chú ý tới các yếu tố kể trên nhé.
Xem thêm giá hầm biogas composite trên thị trường hiện nay
Điểm nổi bật của hầm biogas 2.25 m
Sử dụng hầm nhựa composite với nhiều ưu điểm vượt trội giúp cho lượng khi sinh ra đồng đều, hơn nữa còn có nhiều ưu điểm nhất định khi sử dụng. Đối với loại hầm composite đường kính 2.25 m sẽ tương ứng với 8 m3, nên có thể tạo ra được lượng khí sinh học nhiều hơn, bên cạnh đó cũng có nhiều điểm nổi bật riêng.
- Độ bền cao, kín, ít gãy nứt.
- Chịu được áp suất lớn nên hiệu suất sinh khí cao hơn.
- Lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng cũng như hiệu quả sử dụng dễ thấy.
Qua đó có thể thấy được việc ứng dụng xây hầm ủ khí sinh học cho hoạt động chăn nuôi bằng chất liệu nhựa composite vừa mang lại nhiều hiệu quả cho môi trường, vừa phục vụ cuộc sống của bà con tốt hơn. Vì thế, với quy mô chăn nuôi là 10 đến 40 đầu vật nuôi thì bà con nên chọn hầm biogas composite thông thường có đường kính 2.40m hoặc hầm biogas đường kính 2.25 m mẫu thông thường khi chọn lựa lắp đặt hầm tạo khí sinh học.