Đối với những hộ gia đình đang phát triển mô hình VAC thì cần xây dựng hầm ủ biogas để đảm bảo mô hình được hoàn thiện và mang lại hiệu quả một cách tốt nhất. Vậy, tầm quan trọng của hầm biogas trong mô hình VAC sẽ được thể hiện như thế nào?
Mô hình VAC là gì?
VAC là từ viết tắt của vườn ao chuồng nhằm thể hiện sự kết hợp giữa vườn để trồng các loại cây ăn quả hay cây trồng khác, kết hợp với đào ao để nuôi trồng thủy sản và xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây chính là một mô hình có tính truyền thống, gần gũi và thân thuộc với nhiều hộ gia đình ở nông thôn hiện nay.
Mục đích của mô hình này chính là tạo thêm các sản phẩm để đáp ứng cho nhu cầu tự cung, tự cấp của người dân. Bên cạnh đó cũng cung cáp nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết cho xã hội, và giải quyết công ăn, việc làm cho nhiều người.
VAC là một hệ thống khép kín và các thành phần bên trong có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, ao cá sẽ sử dụng phân do gia súc, gia cầm thải ra làm thức ăn, bên cạnh đó phân còn có thể bón cho cây trồng. Ao cung cấp nước tưới tiêu cho cây trồng, và vườn cung cấp thức ăn cho vật nuôi. Mỗi vùng sẽ có những cách sử dụng cây trồng, vật nuôi khác nhau để đảm bảo thích hợp với những điều kiện môi trường riêng biệt.
Mô hình này muốn được xây dựng tốt nhất sẽ cần tới hệ thống xử lý nước thải nhằm đảm bảo chất thải của vật nuôi được phân hủy và tạo ra nguồn phân bón phù hợp nhất với cây trồng, cùng như làm thức ăn cho thủy sản.
Vai trò của hầm biogas trong mô hình VAC
Trong mô hình VAC, không thể thiếu chăn nuôi, đây chính là một hình thức quan trọng cung cấp phân bón cũng như thức ăn cho thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi luôn tạo ra lượng chất thải có những tác động tiêu cực tới môi trường cũng như cuộc sống của người dân. Đồng thời, chất thải trực tiếp cũng không thể sử dụng lập tức mà cần phải xử lý trước.
Vì thế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, nhất là hầm biogas. Thông qua hệ thống này sẽ giúp cho nước thải được xử lý một cách tốt nhất, đồng thời cũng giúp tạo nên lượng phân bón đạt chất lượng hơn.
Trong hệ thống này, hầm biogas đóng vai trò là nơi chứa đựng, lưu trữ và làm biến đổi chất thải ở giai đoạn đầu. Hầm ủ sẽ chứa đựng, giúp chất thải tạo ra lượng khí đốt (metan), sau đó chuyển thành điện năng phục vụ cho hoạt động sinh hoạt thường ngày. Quá trình này giúp chất thải làm hạn chế được những loại nguyên tố không cần thiết, giúp tạo thành phân bón tốt hơn với cây trồng.
Nhờ thiết kế kín của hầm biogas mà yếu tố gây mùi từ chất thải cũng được giảm xuống, đồng thời cũng hạn chế tính trạng ô nhiễm môi trường và cung cấp lượng phấn bón tốt cho cây.