Ngày nay, hầm biogas composite được sử dụng phổ biến với mục đích xử lý chất thải chăn nuôi, bể phốt, chất thải sinh hoạt cho các hộ gia đình, giúp tiết kiệm chi phí và mang đến hiệu quả kinh tế cao. Sau đây, chúng tôi xin phân tích một số ưu điểm, nhược điểm của hầm biogas composite.
Ưu điểm và nhược điểm của hầm biogas composite
Ưu điểm của hầm biogas composite
Do được làm từ chất liệu nhựa composite, nên các hầm biogas composite có độ bền khá tốt, không nứt gãy, có khả năng chịu được tác động cơ học và áp lực cao nên hiệu suất sinh khí của bể cao, có khả năng tự động phá váng và chuyển hóa lên men kỵ khí 100%. Ngoài ra, loại hầm này còn có thể chịu được các tác động hóa học và điều kiện môi trường nên có thể lắp đặt ở mọi vùng thỗ nhưỡng khác nhau từ đất mềm, đất cứng đến vùng đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, trũng nước hay những vùng có hóa chất khác. Đặc biệt, do cấu tạo gọn nhẹ, dễ di chuyển nên sau khi đã lắp đặt xong, nếu cảm thấy không phù hợp có thể di chuyển đi chỗ khác một cách dễ dàng và có thể phù hợp với cả những hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ lẻ, số lượng vật nuôi ít.
Thêm vào đó, khi sử dụng hầm biogas bằng nhựa composite không cần lấy bã ra khỏi bể mà có hệ thống tự động đẩy phân đã phân hủy hết ra khỏi bể. Do đó, không tốn thêm thời gian và chi phí dọn bể và phá váng.
Hơn nữa, so với các loại hầm khác, việc lắp đặt hầm biogas composite không tốn thời gian và nhân công, chỉ tốn khoảng 2 – 4 tiếng kể cả thời gian vận chuyển và lắp đặt đã có thể hoàn thiện và đổ phân vào ủ là dùng đc ngay.
Nhược điểm của hầm biogas composite
– Chất lượng không đảm bảo, sản lượng gas thấp: Cho đến nay, tại nước ta hiện nay có đến hàng chục công ty sản xuất hầm biogas bằng composite nhưng lại chưa có bộ tiêu chuẩn chất lượng cấp quốc gia cũng như chưa có cơ quan quản lý chất lượng. Thậm chí, đa số các công ty cũng đều không thể công bố các tiêu chuẩn chất lượng cơ sở nên chưa có sự đồng bộ và sự đảm bảo chất lượng một cách chặt chẽ.
– Hay bị rò rỉ gas: Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ hầm biogas bằng nguyên liệu composite bị rò rỉ gas lên tới 75% do quá trình thi công sơ sài, có bọt khí nên khi áp suất gas tăng lên sẽ khiến khí gas thoát ra ngoài.
– Dung tích nhỏ: Hiện tại, hầm biogas composite có dung tích chứa chất thải tương đối hạn chế, tổng thể tích của hầm của các công ty hầu hết chỉ có 3 loại bao gồm:
– Loại 4m3 có đường kính là 1,9 m,
– Loại 7m3 có đường kính là 2,25 m,
– Loại 9m3 có đường kính là 2,45m
– Hay bị tắc ống dẫn gas: Do có cấu tạo từ hầm đúc sẵn bằng nguyên liệu nhựa composite mà người ta lắp đặt ống lối vào và ống lối ra cao hơn đỉnh bể phân giải khoảng 50 cm với mục đích điều tiết áp suất của gas và đưa chất thải vào và ra khỏi hầm. Theo nguyên tắc “bình thông nhau” thì dịch lỏng sẽ đẩy lên ống thu gas, khi gas được tạo thành sẽ bị đẩy lên theo đường ống và gây tắc ống. Hay trong trường hợp đang vận hành, nếu không dùng hết gas và tẩm dịch lỏng vào ống thu gas cũng có thể gây tắc ống dẫn gas, làm thiếu gas để dùng và làm hư bếp cũng như các thiết bị sử dụng gas.