Trong chăn nuôi, xử lý nước thải chính là một trong những vấn đề mà bà con cần phải quan tâm để tránh cho hoạt động chăm sóc vật nuôi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, vật nuôi cũng như các hộ dân xung quanh. Hầm ủ biogas trong hệ thống xử lý nước thải đóng một vai trò quan trọng, và mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả thiết thực, nên hiện nay nhu cầu xây dựng hầm ủ biogas ngày càng cao.
Lợi ích khi sử dụng hầm ủ biogas
Biogas là một loại khí sinh học, được sinh ra từ nhưng nơi như ao, hồ, đầm lầy lâu ngày,… và trong chất thải hoạt động chăn nuôi của bà con. Khí biogas là sự tổ hợp của nhiều loại khí nhỏ khác nhau, trong đó phần lớn là khí metan (CH4) và khí cacbonic (CO2), nếu để trong môi trường tự nhiêu, đây là loại khí góp phần làm tăng thêm quá trình nóng lên của trái đất, nhất là hiệu ứng nhà kính.
Khí metan (CH4) là một trong những loại khí đốt được sử dụng để làm nguồn lửa cũng như chuyển hóa thành điện năng, vì thế việc tận dụng, khai thác khí biogas bằng việc xây dựng hầm ủ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Xây dựng hầm khí biogas sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó là:
- Đối với môi trường
Khi sử dụng hầm thì đầu tiên chính là tạo nên khu vực sống của vật nuôi được sạch sẽ, và hạn chế những mùi khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng phá rừng lấy củi cũng được giảm bớt, bảo đảm cho môi trường rừng được phát triển và giảm được hiệu ứng nhà kính.
- Tạo ra năng lượng phục vụ cuộc sống, sản xuất
Khí biogas được sử dụng để làm nguồn khí đốt cho hoạt động chế biến thực phẩm và có thể chuyển hóa thành điện năng phục vụ cho sinh hoạt. Khi sử dụng điện từ khí biogas sẽ giúp bà con có thể tiết kiệm từ 3 đến 4 triệu mỗi năm cho chi phí tiền điện.
- Với nông nghiệp
Phần nước thải và chất cặn bã còn lại trong hầm sau khi đã tạo ra lượng khí tối đa nhất thì sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau là làm phân bón cây trồng, nguồn nước tưới tiêu và thức ăn cho thủy sản khi áp dụng mô hình VAC.
Những lợi ích kể trên tuy đơn giản nhưng khi được ứng dụng một cách tốt nhất thì mang lại nhiều hiệu qả và phục vụ cho đời sống của bà con một cách tốt hơn. Từ đó có thể thấy được, làm hầm khí sinh học biogas chính là một trong những giải pháp tối ưu cho quá trình xử lý chất thải của hoạt động chăn nuôi.
Xem thêm hầm biogas cải tiến cho gia đình
Cấu trúc cơ bản của hầm biogas
Hầm biogas được xây bằng gạch, bạt HDPE hay sử dụng hầm composite khi lắp đặt, sử dụng đều có cấu trúc gồm 3 phần chính thông với nhau đó là bể nạp, bể phân giải và bể xử lý nước thải. Mỗi phần sẽ có những vai trò khác nhau khi sử dụng và đều là một phần không thể thiếu của hệ thống hầm biogas.
- Bể nạp: là nơi để chất thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại và phân của vật nuôi đi vào. Ở đây chất thải sẽ được trộng với nước theo một tỷ lệ nhất định trước khi được đổ vào bể phân giải.
- Bể phân giải: chứa phẩn, nước thải và là nơi mà quá trình sinh khí diễn ra. Phần khí sẽ được chuyển qua ống dẫn khí và lưu trữ, sử dụng. Lượng khi được tạo ra sẽ đẩy phân và cặn ở đáy lên bể điều áp.
- Bể điều áp: là nơi chứa phần phân và cặn dư thừa, có thể ủ để tạo thành phân bón cho cây trồng. Phần bể này giúp chứa đựng và giúp cho những phần dư thừa của hầm biogas sau khi sinh khí không làm ảnh hưởng tới môi trường.
Cách sử dụng hầm ủ biogas
Sau khi xây dựng, lắp đặt hầm khí biogas thì cần tiến hành nạp nguyên liệu lần đầu. Yêu cầu của nguyên liệu này là có khối lượng tối thiểu khoảng 500kg, được ủ trước để làm phân giống, nếu không ủ thì cần khoảng 15 ngày sau mới có khí. Phân đã ủ sẽ được nạp vào bể, kèm theo đó là phân tươi hòa chung với nước ở một tỉ lệ nhất định, sau đó đóng van thu khí. Chú ý, lượng khí tạo ra đầu tiên thường tạo ra hơi nước và một số loại khí khác kèm theo nên cần xả để khí, hơi nước thoát ra ngoài rồi đóng lại.
Để có được lượng khí sử dụng thường ngày thì cần nạp nguyên liệu bổ sung thường xuyên theo từng ngày hoặc đinh kỳ vài ngày một tuần. Nguyên liệu được nạp vào cũng cần tuân theo một tỷ lệ trộn với nước nhất định là 2 phân 1 nước, tránh quá nhiều nước khiến quá trình sinh khí diễn ra kém.
Một số lưu ý nhỏ dành cho bà con:
- Khi sử dụng xong nên đóng khóa tổng để thúc đẩy quá trình tạo khí diễn ra nhanh hơn.
- Khi nhiệt độ xuống thấp nếu muốn tăng lượng khí thì sử dụng nước ấm ở 37 đến 40 độ C đổ vào bể nạp.
- Tuyệt đối không đưa các loại hóa chất, thuốc trừ sâu vào bể để tránh ảnh hưởng tới quá trình sinh khí.
- Để tăng hiệu quả sử dụng cần kết hợp với các thiết bị, vật dụng chuyên dùng cho hầm bể biogas. Bà con có thể tham khảo thêm tại đây.
Trên đây chỉ là một số thông tin cơ bản về cách sử dụng hầm ủ biogas, vì thế để đảm bảo một cách tốt nhất thì bà con nên nhận sự tư vấn một cách trực tiếp từ Công ty TNHH Sản Xuất – Xây Dựng Biogas Việt nhé.