Nguồn nước thải chăn nuôi là một trong những nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng và là nguồn lợi to lớn về kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định nào cụ thể dành riêng cho việc sử dụng nước thải của ngành chăn nuôi để làm phân bón cho cây trồng.
Đề cập đến vấn đề này, ông Kiều Minh Lực, TS, Phó TGĐ công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đã có những chia sẻ cụ thể.
Theo TS Kiều Minh Lực nhận định, hiện nay các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo chủ yếu của các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi vẫn là sử dụng hệ thống hầm biogas. Việc xây dựng và xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas mang lại cho bà con một lượng khí đốt sinh học. Việc sử dụng nguồn nhiên liệu này để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất hàng ngày sẽ góp phần hạn chế được một lượng khí thải và hạn chế được các mùi hôi do chất thải chăn nuôi gây ra.
Xem thêm: Quy định về nước thải chăn nuôi sử dụng trong trồng trọt
Quy mô và thiết kế của các hệ thống hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi được xây dựng tùy thuộc vào quy mô chuồng trại, số vật nuôi mà mỗi hộ gia đình, trang trại đang chăn nuôi.
Đối với các trang trại chăn nuôi heo với quy mô lớn, để hạn chế tình trạng hầm biogas bị quá tải tải gây tắc nghẽn. Các trang trại này đã có sự đầu tư xây dựng hệ thống hầm 4 ngăn chứa chất thải trước khi nước thải được đưa đến bể chứa của hầm biogas để lên men, phân hủy.
Tại bể chứa đầu tiên của hầm biogas, chất thải rắn sẽ được giữa lại tại đây, phần nước thải sẽ được luân phiên chảy sang bể thứ 2, thứ 3, thứ 4 và cuối cùng sẽ đến bể chứa của hầm biogas. Tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy nước thải chăn nuôi và tạo ra khí sinh học biogas.
Chất thải rắn ở ngăn đầu tiên của bể chứa sẽ được hút lên thông qua mấy hút và được tách ra bằng máy tác phân. Phần chất rắn sẽ được giữ lại để sử dụng, ủ làm phân bón hữu cơ. Phần nước thải dược tách ra sẽ được đưa trở lại bể chứa đầu tiên và được dẫn đến bể chứa của hầm biogas để diễn ra quá trình lên men, phân hủy.
Việc các trạng chăn nuôi quy mô lớn khi đầu tư hệ thống bể chứa 4 ngăn để xử lý chất thải chăn nuôi, trang trại sẽ hạn chế được tình trạng chất thải bị quá tải làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường.
Tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi để làm phân bón cho cây trồng, Ông Kiều Minh Lực cho biết, điều này sẽ góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải bị rò rỉ ra ngoài làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường và gây ra mùi hôi khó chịu. Tất cả những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống xung quanh khu vực trang trại chăn nuôi.
Xem thêm: Quản lý chất thải chăn nuôi toàn diện theo hướng mới
Bên cạnh đó, tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ cũng mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Giúp tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón, tiết kiệm chi phí nhiên liệu tiêu thụ hàng ngày. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi.
Xác định được nguồn lợi của chất thải chăn nuôi mang lại khi được sử dụng một cách hợp lý. Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy phân bón hữu cơ nhằm mục đích tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Hiện tại, vẫn chưa có bất quy định cụ thể nào về vấn đề tiêu chuẩn về môi trường đối với nước thải chăn nuôi dùng làm phân bón. Vì vậy, để đảm bảo nước thải chăn nuôi khi sử dụng làm phân bón không gây ra tác động gì đến môi trường, các hoạt động xử lý chất thải cần được thực hiện đúng quy trình, đúng cách, để nước thải sau quá trình biogas sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn và an toàn khi được sử dụng làm phân bón cho cây trồng.