Ở nước ta hiện nay, đã có nhiều hộ chăn nuôi khác nhau lựa chọn xây dựng hệ thống hầm ủ biogas cho mình, tuy nhiên đa phần bà con vẫn chưa nhận thấy được sự cần thiết của việc sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi, nhất là những hộ có quy mô nhỏ.
Việc hầm ủ chưa được ứng dụng nhiều là do ở những vùng sâu vùng xa bà con chưa nắm bắt được thông tin cần thiết, và quan trọng nhất chính là chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống này. Vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin sau để phần nào giúp bà con lựa chọn xây dựng hầm ủ một cách sớm nhất.
Hầm biogas bảo vệ môi trường
Hoạt động chăn nuôi luôn tạo ra một lượng chất thải lớn vào môi trường, và đặc điểm dễ nhận thấy nhất chính là tạo nên mùi hôi khó chịu, nhất là vào những ngày hè. Trong quá trình phân hủy, những chất thải này sẽ tạo ra nhiều loại khí khác nhau, có sự tác động tới môi trường không khí. Nếu như cách xả thải không đúng thì cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước, đất bị ô nhiễm.
Thế nhưng, khi xây dựng hầm biogas mới thì sẽ giúp cho lượng chất thải được giữ tại một nơi, đồng thời sinh là một loại khí đốt phục vụ cho cuộc sống. Hầm biogas được xây dựng sẽ góp phần chứa đựng những chất thải chăn nuôi, tránh cho chúng bị xả thải ra môi trường, nên sẽ phần nào sẽ hạn chế được hiện tượng nóng lên toàn cầu, giúp cho môi trường sống trở nên trong lành hơn.
Hầm biogas tạo khí đốt, phục vụ cuộc sống
Nguyên lý hoạt động của hầm biogas khá đơn giản, từ các loại chất thải của gia súc, gia cầm sau khi được đưa vào hầm ủ sau 21 ngày lên men sẽ tạo ra lượng khí CH4. Lượng khí này sẽ được chuyển tới hầm lưu trữ, hay các túi nhỏ treo trên hiên nhà để phục vụ cho hoạt động nấu nướng.
Mỗi năm, một hộ gia đình khi áp dụng công nghệ này với dung tích hầm từ 7 – 8 m3 thì sẽ tạo ra được khoảng 1000 m3 khí sinh học để làm chất đốt, và tiết kiệm 6 -7 triệu đồng. Loại khí sinh học này sẽ được sử dụng bởi những thiết bị sinh học riêng.
Hầm biogas tăng hiệu quả chăn nuôi
Khi chọn lựa xây dựng hầm biogas thông thường thì bà con chỉ cần đầu tư một khoản chi phí nhưng sẽ nhận được hiệu quả trong lâu dài. Được thể hiện rõ nhất chính là việc chăm sóc vật nuôi sẽ tốt hơn, tránh được những dịch bệnh có thể gặp phải nhở chất thải được xử lý tốt.
Nếu có kết hợp mô hình VAC thì hầm biogas còn mang lại một nguồn phân bón cho cây trồng, thức ăn thủy sản, góp phần tiết kiệm chi phí khi mua phân bón cũng như thức ăn cho thủy sản. Hơn nữa, khi đàn gia súc được tăng lên thì hầm ủ cũng được điều chỉnh một cách dễ dàng để đảm bảo phục vụ một cách tốt hơn.
Nói tóm lại, việc chọn và xây dựng hầm biogas chính là một giải pháp mang lại hiệu quả cao cho các hộ chăn nuôi. Vì thế việc tư vấn lắp đặt hầm cần được phổ biến một cách rộng rãi hơn tới các hộ chăn nuôi.
Xem thêm tại https://biogasviet.com/