Với mục tiêu về nuôi tôm bền vững, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Ông Nguyễn Trường Đại ngụ tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch đã áp dụng hình thức xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas vào xử lý nước thải của hoạt động chăn nuôi tôm siêu thâm canh.
Áp dụng phương pháp này đã giúp ông Đại kiểm soát được chất lượng nước của hồ nuôi tôm, giúp tôm khoẻ mạnh, lớn nhanh và ít bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bên cạnh việc bảo vệ môi trường, xử lý nước thải bằng hầm biogas trong chăn nuôi tôm còn mang lại nguồn khí biogas phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Làm sạch nước nuôi tâm bằng quy trình biogas
Việc xả nước thải ao nuôi tôm trực tiếp ra ngoài môi trường mà không hề trải qua bất kỳ khâu xử lý nước thải nào diễn ra nhiều năm qua tại các khu vực chăn nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Thanh. Đến mùa chăn nuôi tiếp theo, họ lại dùng chính nguồn nước đã thải ra trước đó để cho vào ao nuôi, điều này gây ra nguy cơ tôm bị nhiễm bệnh rất cao, chậm lớn hoặc chết hàng loạt…
Để cải thiện tình trạng này, ông Đại đã nghiên cứu và áp dụng mô hình xử lý nước thải bằng hầm biogas trong hoạt động chăn nuôi heo vào để xử lý nước thải chăn nuôi tôm. Hệ thống bao gồm 3 hầm phân hủy bằng chất liệu composite chôn dưới đất và được thông với nhau bằng dường ống nhựa, một túi chứa khí gas sinh ra trong quá trình xử lý.
Xem thêm: Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas có lợi ích gì?
Thông ông Đại chia sẻ, xác tôm lột ra nếu xả trực tiếp ra môi trường sẽ mất khá nhiều thời gian để phân hủy và gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Với việc áp dụng quy trình biogas vào xử lý chất thải chăn nuôi tôm, phần xác tôm này sẽ được lắng lại dưới đáy.
Mỗi ngày sau khi cho tôm ăn, ông dùng quạt ly tâm hút phân, xác tôm, thức ăn dư thừa vào hầm phân hủy. Quá trình phân hủy sẽ diễn ra tại đây và tạo ra khí đốt. Nguồn khí gas này được sử dụng để nấu ăn, thắp sáng, bơm nước hay chạy máy quạt để làm mát, tạo oxy cho khu vực ao nuôi. Chất thải còn lại trong hầm biogas sẽ được hút lên và sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Tiết kiệm chi phí cho người chăn nuôi tôm
Với việc áp dụng quy trình biogas vào xử lý nước thải chăn nuôi tôm đã giúp ông Đại và gia đình tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Ông Đại chia sẻ:
“Trước đây, cứ 3 tháng nhà tôi hết một bình gas, mỗi tháng tốn khoảng 700 ngàn tiền dầu cho máy làm mát và đèn chiếu sáng ngoài ao. Giờ đây không mất bình gas nào, cũng không phải mua dầu nữa. Lượng gas nhiều quá, tôi còn cho máy phát điện thắp sáng ban đêm. Tôm được xử lý chất thải hằng ngày, có quạt làm mát liên tục nên lớn nhanh, dịch bệnh giảm đáng kể. Lợi ba bốn đường”.
Với phương thức xử lý nước bằng quy trình biogas, nguồn nước nuôi tôm của ông Đại luôn được đảm bảo, mang đến một lượng khí gas phục vụ cho các sinh hoạt hàng ngày và làm nhiên liệu cho hệ thống máy phát điện.
Với những hiệu quả mang lại từ việc áp dụng quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas của ông Đại giúp tôm khỏe mạnh, phát triển nhanh, ít dịch bệnh… Công ty cổ phẩn chăn nuôi Việt Nam đã cử người đến học hỏi kinh nghiệm để giới thiệu lại mô hình cho nhiều bà con chăn nuôi tôm ở các địa phương khác.
Xem thêm: Những hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay