Hệ thống hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến và được đầu tư xây dựng để xử lý hiệu quả lượng chất thải khổng lồ của ngành công nghiệp chăn nuôi thải ra mỗi ngày. Sự phát triển của ngành công nghiệp chăn nuôi đối với sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội mang lại rất nhiều lợi ích. Từ việc cung cấp đầy đủ nguồn thịt và các chế phẩm từ động vật cho người tiêu dùng cho đến việc cải thiện cuộc sống cho người chăn nuôi cho đến việc xử lý hiệu quả lượng chất thải khổng lồ mà ngành công nghiệp chăn nuôi này tạo ra.
Hầm biogas xử lý chất thải sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để giải quyết các vấn đề đặt ra nói trên và mang lại một số những tiện ích khác trong quá trình sử dụng.
Có khá nhiều các loại hầm biogas trên thị trường hiện nay cung cấp và mang lại hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần phải phụ thuộc vào số lượng vật nuôi, quy mô của trang trại để tìm ra công thức tính thể tích hầm biogas cần xây dựng, lắp đặt để phục vụ cho các hoạt động chăn nuôi, xử lý chất thải của các trang trại và hộ gia đình chăn nuôi trên thị trường hiện nay.
Những lợi ích mang lại khi đầu tư xây dựng hệ thống hầm biogas
Khi đầu tư xây dựng hệ thống hầm biogas để xử lý chất thải của quá trình chăn nuôi thải ra. Các trang trại và người chăn nuôi có thể nhận được những hiệu quả mang lại của quá trình biogas có thể kể đến như:
Xử lý một cách vô cùng hiệu quả lượng chất tải vật nuôi thải ra mỗi ngày của các trang trại, các hộ gia đình chăn nuôi trên thị trường hiện nay. Quá trình lên men và phân hủy chất thải chăn nuôi diễn ra trong bể chứa chất thải của hầm biogas nên hoàn toàn không gây ra các mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người người sống gần khu vực chăn nuôi.
Trong quá trình phân giải chất thải, hệ thống bể biogas sẽ tạo ra một lượng khí bao gồm rất nhiều loại khí khác nhau. Trong số đó sẽ có khí metan có thể sử dụng để đốt cháy, để thắp sáng một số thiết bị điện sử dụng biogas và người chăn nuôi cũng có thể dùng đốt cháy để sưởi ấm.
Xem thêm: Làm sạch môi trường, xử lý nước thải chăn nuôi tôm bằng hệ thống biogas
Ngoài ra, một số hộ chăn nuôi hay các trang trại có quy mô, lượng khí gas sinh ra ổn định và với một số lượng tương đối có thể dùng máy phát điện, chuyển hóa lượng khí gas này thành điện năng để cung cấp cho các thiết bị khác hoạt động. Dùng nguồn điện thu được này để tái đầu tư sản xuất chăn nuôi bằng cách vệ sinh chuồng trại, chạy quạt để làm mát cho vật nuôi, cho vật nuôi khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật.
Đối với một số hộ chăn nuôi có trồng trọt các loại cây trồng, có thể sử dụng phần nước thải sau biogas làm phân bón cho cây. Chất hữu cơ về các loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây có rất nhiều trong nguồn nước thải sau biogas. Dùng nước thải sau biogas làm phân bón không những giúp cây phát triển nhanh mà còn hạn chế sâu bệnh cũng như tiết kiệm chi phí mua phân bón cho người chăn nuôi.
Như vậy, chỉ với việc tận dụng nguồn điện năng và nước thải sau biogas của hệ thống hầm biogas xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas , người chăn nuôi đã có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể ngoài những lợi ích mang lại cho môi trường, không khí, nguồn nước sinh hoạt và cuộc sống của người dân.
Công thức tính thể tích hầm biogas để xây dựng hầm phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Việc tính toán thể tích hầm biogas phụ thuộc vào số lượng chất thải mỗi ngày vật nuôi thải ra và quy mô, số lượng vật nuôi của trang trại. Đối với các trang trại chăn nuôi với số lượng vật nuôi lớn, lượng chất thải thải mà vật nuôi thải ra mỗi ngày sẽ nhiều hơn. Từ đó, thể tích hầm biogas xây dựng cần phải lớn hơn để đáp ứng được việc chứa chất thải và phân hủy chúng một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: Lợi ích của hầm biogas nhựa composite
Đối với trang trại, các hộ gia đình chăn nuôi có số lượng vật nuôi ít cần tính toán thể tích xây dựng hầm nhỏ hơn để quá trình lên men, phân giải chất thải được diễn ra một cách tốt nhất. Mang lại hiệu quả xử lý chất thải và tạo ra nguồn khí gas phục vụ cho một số các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người chăn nuôi.
Công thức dùng để tính thể tích hầm biogas:
V= ¾ x πR3
Công thức tính thể tích hầm biogas này chỉ áp dụng cho các hệ thống biogas được xây dựng có dạng hình cầu.
Trong đó:
V là thể tích của hầm biogas cần phải tính
π = 3,14 (đơn vị được quy ước)
R là bán kính của hầm biogas
Với công thức tính thể tích hầm biogas trên, các trang trại và người chăn nuôi có thể dựa vào đó để tính toán và xây dựng hệ thống hầm biogas có thể tích phù hợp nhất, mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất cho người chăn nuôi.
Bà con người chăn nuôi khi có bất kỳ thắc mắc gì về việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Biogas Việt sẽ giải đáp các thắc mắc của bà con về các sản phẩm bà con có nhu cầu lắp đặt, sử dụng.