Dịch bệnh dễ dàng phát sinh là lúc thời tiết có sự thay đổi một cách đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, nhất là vào thời điểm tháng 3, 4 âm lịch. Vào những thời điểm như thế này đàn vật nuôi sẽ dễ mắc bệnh và phát triển thành dịch một cách nhanh chóng.
Trâu, bò sẽ mắc các bệnh như tụ huyết trùng, viên phổi, lở mồm long móng,… đối với heo sẽ mắc bệnh tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả,… Những căn bệnh này dễ để phát triển thành dịch nếu không có phương pháp can thiệu kịp thời. Vì thế, vào thời điểm giao mùa, bà con cần nắm bắt các phương pháp phòng ngừa trước khi đàn gian súc mắc phải một trong số các bệnh kể trên.
Các biện pháp phòng chống dịch bệnh lúc giao mùa
Bà con cần chủ động phòng tránh thì mới đảm bảo cho đàn gian súc của mình tránh gặp phải những dịch bệnh nguy hiểm, tạo khả năng phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế nhất định khi xuất chuồng.
-
Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi
Đa phần bà con khi chăn nuôi chưa chú trọng nhiều tới việc tiêm phòng nhưng đây lại là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tăng sức đề kháng của vật nuôi trường những dịch bệnh nguy hiểm kể trên. Cần tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi một cách đầy đủ, đúng loại cho từng giống vật nuôi.
-
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Vệ sinh chuồng trại chính là quá trình đẻ giải quyết chất thải vật nuôi, khơi thông cống rãng, tạo nên môi trường sống trong lành. Đây chính là điều kiện để vật nuôi có thể sinh trường một cách tốt nhất, đồng thời làm giảm đi nguy cơ cho những bệnh dịch phát triển.
Kết hợp với vệ sinh chuồng trại chính là quá trình tiêu trùng vi khuẩn gây bệnh bằng cách phun thuốc sát trùng định kỳ. Đồng thời bà con cũng cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tốt nhất là hầm biogas nhựa composite cải tiến chất lượng để bảo vệ môi trường chăn nuôi lẫn cộng đồng.
-
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi
Lượng thức ăn cho vật nuôi chính là điều kiện để sức khỏe của vật nuôi tốt nhất, vì thế cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tạo nên sức đề kháng tốt nhất cho đàn gia súc. Kết hợp với đó chính là chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho vật nuôi.
-
Thăm khám vật nuôi theo định kỳ
Chăm sóc vật nuôi là một quá trình phúc tạp, cần nhiều thời gian, vì thế để đảm bảo vật nuôi phát triển khỏe mạnh thì cần phải thăm khám sức khỏe một cách thường xuyên. Bà con cần xem xét gia súc của mình, nến cho những biểu hiện bất thường như uể oải, chán ăn,… thì cần phải có phương pháp xử lý thích đáng.
Khi bà con có thể chủ động phòng tránh thì sức khỏe của đàn vật nuôi sẽ được đảm bảo nhất là trong thời điểm giao mùa. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động chăn nuôi của bà con.
Xem thêm các chủ đề liên quan có thể bà con quan tâm