Điện sinh khối là gì?
Điện sinh khối là nguồn điện năng được tạo ra bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên sinh khối. Qua quá trình chuyển đổi, nguồn nguyên liệu sinh khối sẽ được chuyển đổi thành điện năng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Sinh khối trong tự nhiên bao gồm tất cả các loại cây cối, các loại thực vật, các loại bã nông nghiệp, công nghiệp (rơm, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ…) khí metan từ các bãi chôn lấp, các trạm xử lý nước thải, phân từ các trang trại chăn nuôi gi súc, gia cầm thải ra…
Điện sinh khối trên thế giới
Sinh khối tạo ra nguồn năng lượng lớn thứ tư trên quy mô toàn cầu, chiếm khoảng 14 – 15% tổng năng lượng của toàn thế giới.
Nước Mỹ là quốc gia có lượng điện sinh khối lớn nhất thế giới với hơn 350 nhà máy sản xuất điện sinh học và sản xuất ra trên 7.500 MW điện mỗi năm. Các nhà máy này sử sử dụng nguồn nguyên liệu là chất thải từ các nhà máy sản xuất giấy, nhà máy cưa, các sản phẩm phụ nông nghiệp, nguồn cành cây, lá cây từ các nông trại trồng cây ăn quả…. Nguồn năng lượng điện sinh khối chiếm đến 4% tổng số lượng điện tiêu thụ của toàn nước Mỹ và 45% trong các nguồn năng lượng tái sinh.
Đối với Nhật Bản, chính phủ đã ban hành chiến lược về nguồn năng lượng điện sinh khối từ năm 2003 và đang tích cực thực hiện các dự án phát triển các đô thị sử dụng nguồn năng lượng sinh khối. Đến năm 2011, Nhật Bản đã có 286 thị trấn sinh khối trên toàn đất nước.
Xem thêm: Những lý do nên lắp đặt máy phát điện biogas
Tại Hàn Quốc, nguồn năng lượng sinh học đang được tích cực nghiên cứu phát triển và hướng đến mục tiêu năm 2030 nguồn năng lượng điện tái tạo sẽ đạt được 11% trong tổn lượng điện tiêu thụ, trong đó có 7,12% là điện sinh khối.
Tại Trung Quốc cũng đã có hơn 80 nhà máy sản xuất điện sinh khối với công suất đạt được lên đến 50MW/nhà máy và có tiềm nang đạt được 30GW điện sinh khối.
Điện sinh khối tại Việt Nam
Trong thời điểm các nguồn nguyên nhiên liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt như hiện nay, khả năng đáp ứng năng lượng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân đang ngày càng khó khăn. Việc xem xét và khai thác các nguồn năng lượng tái sinh để tạo ra điện năng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển kinh tế, xã hội.
Nước ta là nước có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối từ chất thải thông nghiệp, chất thải từ các khu công nghiệp, rác thải và nước thải đô thị thải ra. Nếu có thể tận dụng được lượng sinh khối khổng lồ này sẽ tạo ra được một nguồn điện năng lớn phục vụ nhu cầu tiêu thụ dông thời giải quyết được vấn đề chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường.
Hiện nay, nước ta đang triển khai xây dựng một số các dự án nhà máy điện sinh học tại miền Bắc như: Dự án nhà máy điện sinh học Biomass tại Phú Thọ với tổng đầu tư lên đến 1.160 tỉ đồng. công suất 40 MW.
Nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại KCN Trà Nóc 2, TP.Cần Thơ với công suất 2MW giai đoạn 1 và 3,7MW ở giai đoạn 2.
Giá điện sinh khối tăng lên 1.630 đồng/kWh
Xem thêm: Cách lựa chọn loại máy phát điện biogas phù hợp
Theo quy định mới ban hành của thủ tướng chính phủ, giá điện sinh khối tăng hơn 410 đồng lên mức 1,630 đồng/kWh kể từ ngày 25/4/2020. Mức giá điện mới sẽ áp dụng cho các dự án điện sinh khối vận hành trước ngày 5/3/2020 và chưa bao gồm thuế VAT.
Chi phí mua điện từ các dự án điện sinh khối sẽ được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của tập đoàn điện lực Việt Nam.