Trước sự tăng giá của xăng dầu, khí gas cùng với những lời cảnh báo về môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên, một trong những phương pháp tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho bà con nông dân đó chính là xây dựng hầm biogas. Đây được coi là một giải pháp tối ưu giúp bà con xử lý được lượng rác thải chăn nuôi, tạo ra nguồn năng lượng phục vụ sinh hoạt và mang đến nhiều hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, xây dựng hầm biogas như thế nào cho hiệu quả? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Chọn thể tích xây dựng hầm phù hợp
Đối với những hộ gia đình có quy mô chăn nuôi nhỏ, khoảng 5 – 6 con heo hoặc 3 – 4 con heo và 1 con bò hay 3 – 4 con bò nên xây dựng hầm từ 9 – 11m3. Còn đối với những hộ có quy mô lớn hơn, khoảng 10 – 15 con heo, 5 – 6 con bò thì nên lựa chọn thể tích hầm khoảng 16 – 16m3.
Với những hộ chăn nuôi lớn, có quy mô như trang trại nên xây thành nhiều hầm và tham khảo các chuyên gia xây dựng hầm biogas.
Chọn địa điểm xây dựng hầm
Địa điểm xây dựng hầm phù hợp nên là vùng gần nơi cung cấp nguyên liệu, cách xa giếng ít nhất 5 – 8m, không nên xây tại các vùng đất trũng, gần ao hồ để tránh bị ngập, gần nơi sử dụng khí để tiết kiệm chi phí đường ống, không nên xây ở những vùng đất nền dễ bị sụt lún, chịu lực kém vì gây tốn kém chi phí và thời gian khi xử lý móng.
Ngoài ra, bà con cần chú ý không nên xây hầm ở gần những nơi có rễ cây to để tránh rễ ăn vào công trình và nên đặt ở nơi nhiều nắng, kín gió để giữ nhiệt độ cao, giúp sinh khí thuận lợi.
Lựa chọn vật liệu xây dựng
Tùy thuộc vào từng loại hầm biogas mà bà con có thể lựa chọn các loại vật liệu xây dựng phù hợp. Trong đó, vật liệu xây dựng hầm biogas cơ bản là xi măng, sỏi, đá dăm, gạch, cát, ống nối.
Đào đất, xây bể phân huỷ, bể điều áp và thử độ kín
Khi xây dựng, để tiết kiệm thời gian đào đất nên vạch ra một vòng tròn để xác định chu vi hú cần đào, lấy tâm từ bể phân hủy. Thành hố có thể đào thẳng với bán kính rộng hơn bán kính bể phân hủy khoảng 20 – 30 cm nếu đất không sụt lở, còn nếu sụt lở, nên đào thành hố nghiêng với độ dốc thích hợp để tránh sạt lở.
Nên đổ móng bằng bê tông gạch vỡ hoặc gạch dăm nếu nền đất có độ chịu lực kém, còn nếu nền đất vững có thể lát gạch. Khi xây dựng hầm biogas, cần nhúng nước cho ướt nếu trời nắng hay hanh khô, đợt mặt ngoài khô rồi mới xây. Sau khi xây dựng xong cần tiến hành kiểm tra thật kỹ độ kín nước và kín khí của toàn bộ công trình.
Đề phòng cháy nổ, ngạt
Để đề phòng cháy nổ bà con cần tuân thủ các quy định cấm lửa, hút thuốc, sóng điện từ ở nơi có khí thoát ra ngoài do ống thở.
Khi vệ sinh hay sửa chữa hầm cần tiến hành lần lượt theo các bước như sau:
– Lấy toàn bộ phân ra ngoài và chờ bể khô
– Có thể dùng cành cây hoặc thổi không khí bên ngoài để đẩy khí gas thoát ra hết
– Cần có người ở trên theo dõi người làm ở dưới hầm để đề phòng sự cố xảy ra.
Xem thêm chủ đề quan tâm nhiều nhất hiện nay
Mô hình hầm biogas trong chăn nuôi