Được Bộ NN-PTNT giao việc soạn thảo và xây dựng QCVN về xử lý nước thải chăn nuôi sử dụng trong các hoạt động trồng trọt. Dự án đã được Cục Bảo vệ thực vật hoàn thành có bản về mặt kỹ thuật, tuy vậy, dự thảo này lại đang gặp phải khó khăn trong việc áp dụng quản lý và xử phạt.
Theo các quy định đang hiện hành và thực hiện trên cả nước, các quy chuẩn về nước thải chăn nuôi đều đang được căn cứ và áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia (QCVN) số 08-MT:2015/BTNMT quy định về Chất lượng nước mặt và QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy định về xử lý nước thải chăn nuôi.
Tuy vậy, cả hai quy chuẩn này được ban hành đều bị phản đối rất gay gắt bởi các cơ sở, trang trại chăn nuôi vì một số các tiêu chí và chỉ tiêu quan trọng được đưa ra khá cao. Vượt xa so với các nước có nền công nghiệp chăn nuôi phát triển trên thế giới. Điều này khiến cho các quy chuẩn trở nên thiếu thực tế so với điều kiện chăn nuôi ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, điều này gây ra tình trạng lãng phí nguồn phân bón hữu cơ khá cao.
Để có thể giải quyết và quản lý hiệu quả nguồn chất thải trong chăn nuôi, tận dụng tốt nhất nguồn chất thải chăn nuôi, nguồn dinh dưỡng hữu cơ để phục vụ cho các hoạt động canh tác và trồng trọt. Bộ NN-PTNT đã giao cho Cục bảo vệ thực vật chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng QCVN về xử lý nước thải chăn nuôi giải quyết vấn đề này.
Xem thêm: Quản lý chất thải chăn nuôi toàn diện theo hướng mới
Theo Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ông Nguyễn Quý Dương cho biết, khi nhận được sự phân công của Bộ, nhờ sự tham gia và trợ giúp của các doanh nghiệp. Sự hỗ trợ kinh phí từ dự hỗ trợ chăn nuôi nông nghiệp cacbon thấp. Cục đã phối hợp với Tổng cục thủy lợi, cục chăn nuôi, cục môi trường và các chuyên gia, các nhà khoa học cùng với một số các doanh nghiệp, hợp tác xã,… Để tiến hành đi khảo sát thực tế, đánh giá cũng như tham khảo các nguồn tài liệu của các nước phát triển để xây dựng nên các tiêu chí, các quy chuẩn cho việc xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta.
Theo ông Dương chia sẻ, đây sẽ là một trong những QCVN có quy mô áp dụng cũng như vai trò quan trọng mà cục bảo vệ thực vật tham gia xây dựng. Chính vì vậy, khi được áp dụng vào thực tế cuộc sống sẽ mở ra nhiều hướng để giải quyết chất thải chăn nuôi. Giúp tiết kiệm chi phí và mang đến rất nhiều những yếu tố thuận lợi khác nhau cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ chăn nuôi tại Việt Nam.
Xem thêm: Xử lý vi phạm trang trại chăn nuôi heo xả thải ra môi trường
Tuy nhiên, nước thải chăn nuôi được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động trồng trọt không phải là phân bón có thể thay thế hoàn toàn cho phân bón cây trồng, vậy nên dự thảo về QCVN sẽ được xây dựng theo hướng ban hành các thông số cụ thể và có giới hạn các chỉ tiêu gây nguy hại cho môi trường có chứa trong nước thải có thể kể đến như: pHH2O, tỷ số hấp thụ Natri, Clorua, Asen, Cadimi, Coliform, Crom tổng số, thủy ngân, đồng, chì…
Ông Nguyễn Thành Trung, tiến sĩ, trưởng bộ môn Môi trường chăn nuôi của Viện chăn nuôi chi sẻ, ở một số nước phát triển, chất thải chăn nuôi được xem như một nguồn tài nguyên chứ không chỉ đơn thuần là chất thải. Bởi chất thải chăn nuôi chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của cây trồng.