Đa số, các hộ gia đình ở Việt Nam xây dựng hầm biogas để tạo khí biogas phục vụ cho nấu nướng, tuy nhiên quy mô chăn nuôi còn nhỏ, dẫn đến lượng khí gas không nhiều. Đối với các trang trại chăn nuôi có số lượng lên đến vài trăm con, để tận dụng hết nguồn chất thải thì bà con nên làm hầm biogas để chạy máy phát điện. Như thế, giải pháp này vừa giải quyết được lượng nước thải, đồng thời tạo ra nguồn khí sinh học phục vụ cho việc chạy máy phát điện, giúp tiết kiệm chi phí cho điện năng công nghiệp.
Nông dân làm máy phát điện từ khí biogas
Trước đây, hầu như các hộ gia đình thường có quy mô chăn nuôi nhỏ, chỉ từ 5-7 con, vì thế bà con thường e ngại không dám xây dựng hầm biogas composite vì chi phí tốn kém. Thế nhưng, kể từ khi nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như xây dựng chiến dịch Nông thôn mới, phát triển nông nghiệp thì bà con đẩy mạnh về quy mô, chất lượng chăn nuôi. Một số hộ đã mạnh dạn đầu tư về quy mô chuồng trại, có lúc lên đến hàng nghìn con, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Từ đó, việc chăn nuôi lợn với số lượng lớn cũng dẫn đến một số các vấn đề như: lượng nước thải ra môi trường không kịp xử lý hết gây hôi thối, ô nhiễm nghiêm trọng; lượng khí dư thừa gây lãng phí. Vì thế, ý tưởng dùng khí biogas của anh Nguyễn Văn Dục ở thôn Đoàn Kết, xã Giang Điền thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã đem lại nhiều lợi ích. Với số lượng vật nuôi lên đến 200 con, gia đình anh Dục thông qua hệ thống hầm biogas cải tiến để tận dụng triệt để nguồn năng lượng. Từ đó, mỗi ngày gia đình anh không chỉ được sử dụng nguồn khí đốt miễn phí mà còn hỗ trợ đắc lực cho việc tắm rửa chuồng lợn bằng việc dẫn nguồn nước từ giếng cơm thông qua thiết bị máy phát điện.
Cần nhân rộng mô hình chạy máy phát điện bằng khí sinh học biogas
Với những lợi ích ban đầu, ý tưởng lắp đặt máy phát điện biogas này cần được nhân rộng để các trang trại chăn nuôi, hộ gia đình với quy mô lớn áp dụng, tiết kiệm chi phí mua điện công nghiệp cũng như giải quyết vấn đề nước thải sinh hoạt, nước thải từ chuồng trại chăn nuôi.
Mô hình chạy máy bằng công nghệ xử lý nước thải cần tập trung mở rộng ở những vùng quê chưa có điện như các vùng sâu, vùng xa, tạo ra cuộc sống văn minh, hiện đại cũng như xử lý nước thải chăn nuôi, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, ở những địa phương chuyên canh cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê thì đây quả thực là giải pháp hữu hiệu nhất, vừa đảm bảo vấn đề môi trường mà lại có đủ điện để tưới tiêu cây trồng cũng như thắp sáng, đun nấu.
Chủ đề có thể bà con quan tâm:
Xây hầm bán bể biogas composite ở khu vực miền nam
Vì sao nên thay thế hầm biogas bằng gạch bằng composite
Cách làm chuồng chăn nuôi heo như thế nào đạt hiệu quả?